Nguyên lý hoạt động của thang máy

Quản lý phân tầng thang máy bằng phần mềm

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Thang máy đã xuất hiện từ rất lâu, hàng trăm năm nay. Từ những thiết bị thang máy sơ khai nhất được đưa ra phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người. Qua thời gian dài phát triển mới hình ảnh nên những thiết bị thang máy hiện đại như ngày nay.

Tuy nhiên, để có được những thiết bị như ngày nay con người đã phải nỗ lực rất nhiều. Những thiết bị thang máy tiên tiến, hiện đại nhất với nguyên lý hoạt động, vận hành ổn định, khoa học đã làm nên hiệu quả sử dụng cao cho con người. Cùng tìm hiểu và đánh giá về nguyên lý hoạt động của thang máy để luôn chủ động hơn trong mọi hoạt động của mình.
Nguyên lý hoạt động của thang máy truyền thống
Sau khi những thiết bị thang máy đơn giản nhất ra đời để phục vụ nhu cầu của con người thì dần dần thang máy được phát triển cao hơn do sự sáng tạo và tài năng của con người. Những thiết bị thang máy trước kia không đảm bảo đáp ứng tốt nhất mọi mong muốn của con người. Và chỉ tới khi thang máy tải khách điện xuất hiện mới là bước ngoặt lớn đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp thang máy cùng như nhiều lĩnh vực khác kèm theo. Chính nhờ sự phát triển không ngừng của thang máy đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của mỗi đất nước.

Đối với người trong ngành thang máy hay một số người có hiểu biết đôi nét về nguyên lí hoạt động cũng như các bộ phận cơ bản bên trong hệ thống thang máy, chúng ta không thể phủ nhận mức độ phổ biến của thang máy dùng cáp kéo.

Như đã được biết, khi thang máy dùng cáp kéo, cabin được nâng lên và hạ xuống bằng dây thép thay bằng vì chúng ta dùng piston đẩy từ dưới lên như loại thang máy thủy lực.

Thang máy dùng cáp kéo có nguyên lý hoạt động ra sao ?

  •   Những sợi dây cáp được gắn vào cabin thang máy, và đấu vòng xung quanh một pully.

Vì vậy, khi pully quay thì dây cáp cũng di chuyển theo.

  •   Các pully được kết nối với một động cơ điện.

– Khi động cơ điện này quay sẽ kéo pully quay theo. Pully sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng thiết lặp đặt sẵn.

– Khi động cơ quay theo chiều ngược lại, pully quay theo chiều ngược lại và làm cho cabin thang máy di chuyển theo chiều ngược lại chiều định sẵn.

>> Thông thường, pully, động cơ và hệ thống điều khiển tất cả đều được đặt trong một phòng máy nằm trên đỉnh giếng thang máy.

Nguyên lý hoạt động của loại thang này sẽ tiếp tục cuộc hành trình sau :

  •    Những dây cáp nâng cabin cũng được kết nối với một đối trọng, treo ở phía bên kia của pully.

– Đối trọng nặng hơn so với cabin thang máy khi chất đủ tải khoảng 40%. Nói một cách khác, khi cabin chất đủ tải trọng và cộng thêm 40% của phần đủ tải này thì đối trọng và cabin thang máy cân bằng nhau.

>> Mục đích của sự cân bằng này là để bảo toàn năng lượng.

Với tải trọng ngang nhau trên mỗi bên của pully, máy kéo chỉ mất một chút lực để đảo ngược cân bằng cách này hay cách khác.

  •    Về cơ bản, máy kéo chỉ tạo ra một lực thắng lực ma sát, còn trọng lượng ở phía bên kia thực hiện phần lớn công việc di chuyển. Có nghĩa là, sự cân bằng duy trì liên tục trong hệ thống vận hành thang máy.
  •    Sử dụng các năng lượng tiềm năng trong cabin thang máy (để cho nó đi xuống) tích tụ năng lượng tiềm năng trong trọng lượng (trọng lượng tăng lên đến trên cùng của trục). Điều tương tự cũng xảy ra ngược lại khi thang máy đi lên

>> Hệ thống này giống như một cái bập bênh có một đứa trẻ đều nặng trên mỗi đầu.

Cả cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống guốc trượt (shoes) theo hai bên của giếng thang máy.

Đường ray giữ cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại, và nó cũng được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin thang máy trong trường hợp khẩn cấp.

>> Qua việc tìm hiểu nguyên lí hoạt động trên, chúng ta có thể hình dung loại thang máy dùng cáp kéo sẽ linh hoạt hơn và hiệu quả hơn so thang máy thủy lực. Mỗi loại thang máy sẽ có nguyên lí hoạt động khác nhau, nhằm với mục đích khác nhau của nhà sản xuất và nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Mời Bạn Đánh Gía
GỌI NGAY: